Môi trường và đa dạng sinh thái Guyana

Ảnh vệ tinh Guyana 2004Xem thêm: Thể loại:Hệ động vật Guyana, Thể loại:Hệ thực vật Guyana

Guyana rất phong phú về động thực vật. Mỗi vùng đều có những giống loài đặc hữu.

Những kiểu môi trường sau là đặc trưng của Guyana: ven biển, biển, duyên hải, đầm lầy cửa sông, đước, ven sông, hồ, đầm lầy, savannah, rừng cát trắng, rừng cát đen, núi, rừng mây, đất thấp ẩm và rừng rậm (NBAP, 1999). Khoảng 14 vùng sinh thái đáng chú ý đã được xác định là các địa điểm có thể trở thành một Hệ thống Vùng Bảo vệ Quốc gia.

Hơn 80% diện tích Guyana vẫn được rừng che phủ, từ kiểu rừng rậm và rừng theo mùa tới rừng núi và rừng tại các vùng đất thấp. Những khu rừng đó là nơi sinh sống của hàng ngàn loài cây. Khí hậu nhiệt đới, kiểu địa lý độc nhất, và những hệ sinh thái còn nguyên sơ tại Guyana là điều kiện lý tưởng cho những loài vật sống tại các khu rừng mưa rậm rạp và các môi trường sống tự nhiên thích hợp cho những sinh vật đặc hữu. Gần tám ngàn loài cây có ở Guyana, một nửa trong số đó không có ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Số lượng các loài động vật cũng rất cao. Guyana, với 1.168 loài vật có xương sống, là một trong những hệ động vật có vú phong phú nhất so với bất kỳ khu vực nào có kích thước tương đương trên thế giới.

Vùng Bảo vệ Guiana vẫn còn chưa được khám phá nhiều và rất phong phú về động thực vật. Không như những vùng khác tại Nam Mỹ, hơn 70% môi trường sống vẫn ở tình trạng nguyên sơ.

Lịch sử tự nhiên phong phú của British Guiana đã được những nhà thám hiểu đầu tiên đặt chân tới đây miêu tả như Sir Walter RaleighCharles Waterton và sau này bởi hai nhà tự nhiên học, Sir David AttenboroughGerald Durrell.

Sinh thái học và tình trạng Địa điểm di sản thế giới

Nhiều nước chú ý tới việc giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên cùng các địa điểm di sản văn hóa thế giới đã gia nhập Công ước về việc Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới đã được UNESCO đưa ra năm 1972. Guyana không phải là ngoại lệ, và đã ký kết hiệp ước này năm 1977. Trên thực tế, Guyana là nước đầu tiên vùng Caribe ký hiệp ước. Một số thời điểm ở nửa sau giữa thập niên 1990 Guyana đã bắt đầu một cách nghiêm túc quá trình lựa chọn các địa điểm ứng cử viên Di sản Thế giới và ba địa điểm đã được đưa ra: Vườn Quốc gia Kaieteur, Bãi biển Shell và địa điểm lịch sử Georgetown. Tới năm 1997, thủ tục cho Vườn Quốc gia Kaieteur đã được khởi động và vào năm 1998 công việc tại Địa điểm lịch sử Georgetown cũng bắt đầu. Tuy nhiên, tới hiện tại, Guyana vẫn chưa thành công.

Năm 2000,[cần dẫn nguồn] Guyana đã đệ trình Vườn Quốc gia Kaieteur, gồm cả Thác Kaieteur, lên UNESCO làm ứng cử viên Di sản Thế giới đầu tiên của họ. Vùng được đề xuất bao gồm một số trong những vùng đa dạng sinh thái nhất tại Guyana với mức độ tập trung sinh vật cao nhất Nam Mỹ. Thác Kaieteur là địa điểm hấp dẫn nhất tại vườn quốc gia đổ xuống từ độ cao 226 m cao gấp 5 lần Thác Niagara (Hoa Kỳ/Canada). Không may thay, đề xuất đưa Vườn Quốc gia Kaieteur trở thành Di sản Thế giới đã không thành công, chủ yếu vì vùng này bị các coi là quá nhỏ, đặc biệt khi so với Khu dự trữ Sinh quyển Trung tâm Suriname vừa mới được phong làm Di sản Thế giới (2000). Hồ sơ đã được trả lại cho Guyana để bổ sung.

Guyana tiếp tục các thủ tục đề xuất Địa điểm Di sản Thế giới. Các công việc vẫn được tiến hành, sau một giai đoạn ngắt quãng, cho hồ sơ Địa điểm lịch sử Georgetown. Một danh sách thăm dò ý kiến về địa điểm lịch sử Georgetown đã được đệ trình lên UNESCO tháng 12 năm 2004. Hiện có một ủy ban nhỏ do Hội đồng Quốc gia Guyana chỉ đạo làm việc với UNESCO để hoàn thành thủ tục và kế hoạch quản lý địa điểm. Gần đây, tháng 4 năm 2005, hai chuyên gia Hà Lan về bảo tồn đã tới làm việc hai tuần tại Georgetown giám sát đội ngũ giáo viên kiến trúc và sinh viên Đại học Guyana tại cuộc nghiên cứu một công trình lịch sử trong khu vực được lựa chọn. Đây là một phần trong chiến dịch thu thập thông tin cho hồ sơ đăng ký. Mọi người cho rằng hồ sơ này sẽ được hoàn thành và đệ trình năm 2006.

Tuy nhiên, vì Vườn Quốc gia Kaieteur bị cho là quá nhỏ, đã có một đề xuất chuẩn bị hồ sơ Nhóm Địa điểm (Cluster Site) sẽ gồm cả Vườn Quốc gia Kaieteur, Rừng IwokramaNúi Kanuku. Rừng mưa Iwokrama, một khu vực đa dạng sinh thái đã được Thiếu tướng (Rtd) Joseph Singh miêu tả là "một dự án hàng đầu về bảo tồn." Khu vực Núi Kanuku hiện vẫn ở tình trạng nguyên sơ, là nơi sinh sống của hơn bốn trăm loài chim và các loài động vật khác.

Vẫn còn nhiều việc phải làm để việc được lựa chọn là địa điểm di sản thế giới với những đề xuất đó trở thành hiện thực. Nhà nước, khu vực tư nhân và mỗi người dân thường Guyana đều có trách nhiệm góp phần vào quá trình này và trong việc bảo vệ các địa điểm. Sự lựa chọn trở thành địa điểm di sản thế giới của UNESCO sẽ mở ra cơ hội thu hút khách du lịch cho Guyana và do đó cũng góp phần tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này.

Guyana đệ trình hai vùng sinh thái của WWF Global 200 là địa điểm cần thiết bảo vệ đa dạng sinh thái Trái Đất, rừng nhiệt ẩm Guianan và rừng ẩm Cao nguyên Guyana là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm gồm cả loài thiết mộc nhiệt đới Greenheart (Chlorocardium rodiei).